Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng là do đâu?

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng xuất phát từ đâu là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ có được câu trả lời rõ ràng về vấn đề đó!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người và chủ yếu theo đường tiêu hóa.

Nguồn lây nhiễm chính là từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh, Nguồn lây này nếu không được kiểm soát sẽ dễ gây thành dịch.

nguyen-nhan-tre-bi-tay-chan-mieng-la-do-dau
Các chủng loại Virus Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tại sao trẻ bị tay chân miệng? Trẻ bị bệnh thông thường do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng (bọng) nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng

– Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên nhi khoa, nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng phổ biến nhất gây ra bệnh là nhiễm trùng Coxsackievirus A16. Coxsackievirus là một virus thuộc nhóm virus Nonovio Enterovirus.

– Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nặng nề và có thể gây tử vong.

– Các loại virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất dịch tiết ra từ mũi, miệng hoặc phân của trẻ. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu:

nguyen-nhan-tre-bi-tay-chan-mieng-la-do-dau
Nguyên nhân trẻ bị tay chân bệnh do tiếp xúc từ nhiều nguồn bệnh
  • Tại sao trẻ bị tay chân miệng? Do trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc dịch tiết từ nước bọt của người khi ho hoặc hắt hơi.
  • Trẻ chơi chung đồ chơi với trẻ đang bị bệnh, hoặc chạm vào sàn nhà, đồ chơi có dính virus lây bệnh, sau đó vô tình đưa vào mắt, mũi, miệng khi chưa được vệ sinh kỹ.
  • Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Những trường hợp dễ mắc tay chân miệng

  • Bệnh tay chân miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi nhưng thường là trẻ dưới 5 tuổi.
  • Trẻ tại các trung tâm chăm sóc trẻ tập trung rất dễ lây nhiễm bệnh, nhất lây nhiễm chéo.
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu không có kháng thể sau khi tiếp xúc người bệnh.

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả

Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, bố mẹ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ bằng những biện pháp sau:

nguyen-nhan-tre-bi-tay-chan-mieng-la-do-dau
Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể ngăn ngừa được bệnh

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh. Các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Phương Nam khuyên bố mẹ nên tham khảo: Hướng dẫn 6 bước rửa tay của Bộ Y tế và dạy cho trẻ thực hiện theo.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, các vật dụng dễ bẩn, kể cả đồ chơi cua trẻ.

Tránh các cử chỉ thân mật như ôm, hôn hoặc chia sẻ hay sử dụng chung dụng cụ ăn, uống với những người mắc bệnh tay chân miệng.

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bố mẹ hiểu tại sao trẻ bị tay chân miệng và từ đó có cách chăm sóc cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ 1900 633698 để được tư vấn cụ thể.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Đăng kí nhận thông tin từ Phương Nam

Bạn chưa điền số điện thoại !

boxchat__img-icon Chat ngay 1