Bệnh tay chân miệng – Mối nguy hiểm tiềm ẩn

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Tay chân miệng có tốc độ lây lan rất nhanh nếu không nhận biết dấu hiệu sớm, cách điều trị đúng và kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh nhằm giúp bố mẹ nắm bắt rõ hơn.

Vì sao trẻ bị bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là dạng bệnh lây nhiễm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus Entero với nhiều chủng loại như Coxsackie, Echo… gây nên. Bệnh có 2 thể:

Virus Coxsackie A16 gây ra là dạng bệnh thể nhẹ, có thể tự khỏi từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.

benh-tay-chan-mieng-moi-nguy-hiem-tiem-an
Entervirus 71 gây nên tay chân miệng ở trẻ

Virus Entero 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dạng bệnh này cũng rất dễ để lại biến chứng như các vấn đề về thần kinh, viêm màng não, viêm não, ảnh hưởng hệ hô hấp.

Bệnh cạnh Virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:

Thời gian ủ bệnh 3 – 6 ngày.

Thời gian khởi phát bệnh bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận biết:

benh-tay-chan-mieng-moi-nguy-hiem-tiem-an
Đau họng là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
  • Trẻ bị sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), mệt mỏi và có thể bị sốt cao (38,5 – 39 độ C).
  • Đau họng khi nuốt.
  • Đặc biệt là ổn thương, đau rát ở răng miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.

Thời gian toàn phát (sau 1 – 2 ngày bệnh khởi phát), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn, điển hình:

benh-tay-chan-mieng-moi-nguy-hiem-tiem-an
Nổi các mụn nước ở miệng, tay, chân là triệu chứng toàn phát của bệnh
  • Trẻ bị phát ban dạng bỏng nước (mụn nước) ở lòng bàn tay, đầu gối và mông.
  • Xuất hiện các bọng nước có đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc má, lợi và lưỡi gây lở loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi trẻ.
  • Đối với trẻ sơ sinh trên mông trẻ sẽ xuất hiện các mụn lở và rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân ở trẻ là rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Trẻ bị tay chân miệng do EV71 gây nên cực kỳ nguy hiểm. Vì thế khi thấy các triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chuẩn đoán bệnh chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan như thế nào?

Virus tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, nó có thể lây trực tiếp từ người sang người  thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ miệng, mũi, phân hoặc nước bọt của trẻ đang bệnh.

Trẻ bị bệnh có thể phát tán virus lây bệnh trong ngày tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Các con đường lây lan của bệnh tay chân miệng:

benh-tay-chan-mieng-moi-nguy-hiem-tiem-an
Chơi chung với trẻ bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm
  • Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh
  • Lây gián tiếp bằng việc hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung hay sử dụng chung đồ, ho, hắt hơi và nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh
  • Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh
  • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ

Do bệnh có thể lây lan rất nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Cho nên, khi một trẻ bệnh nếu không được phát hiện sớm và những trẻ xung quanh cũng có thể lây bệnh bất cứ lúc nào.

Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ bị tay chân miệng

Tình trạng mất nước không chỉ gặp ở trẻ bị tiêu chảy, mà nó còn xảy ra khi trẻ bị tay chân miệng. Vì bệnh có thể gây lở loét miệng, đau họng dẫn đến việc trẻ khó nước và lười uống nước.

Bên cạnh đó, là những biến chứng nghiêm trọng dù rất hiếm xảy ra khi trẻ không được điều trị bệnh kịp thời. Như:

Sốt cao 39 độ C giai đoạn nặng của tay chân miệng

Viêm màng não do Virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng hiếm gặp do viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.

Viêm não: Đây là bệnh nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng do vi-rút gây viêm não. Bệnh viêm não thường rất hiếm gặp.

Viêm cơ tim (viêm tế bào cơ tim) cũng có thể xảy ra nhưng biến chứng này hiếm khi xảy ra.

Điều trị tay chân miệng ở trẻ bố mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng hiện nay không có thuốc đặc hiệu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc tốt.

Chế độ ăn uống: Không nên cho trẻ ăn đồ chua, thức ăn mặn hay cay. Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, dễ nhai nuốt và khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Thức ăn của trẻ phải để nguội và mát và cho trẻ súc miệng thật sạch sau mỗi bữa ăn.

Hỗ trợ điều trị tại nhà: Giảm triệu chứng sốt, đau họng và đau theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ luôn theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ, thường xuyên vệ sinh sach sẽ cho trẻ.

Trẻ bị tay chân miệng cần được chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh bình phục. Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Để giảm nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ em bác sĩ nhi khoa khuyên bố mẹ cần thực hiện những điều sau:

benh-tay-chan-mieng-moi-nguy-hiem-tiem-an
Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ có thể ngăn ngừa bệnh

– Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày.

– Hãy đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng của trẻ cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh.

– Giặt, rửa sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

– Nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc.

Mọi vấn đề sức khỏe của bé nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và điều trị. Gọi hotline 1900 633698 để được hỗ trợ nhanh nhất từ các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Phương Nam.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Đăng kí nhận thông tin từ Phương Nam

Bạn chưa điền số điện thoại !

boxchat__img-icon Chat ngay 1