Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng được sử dụng khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp,… và hỗ trợ kỹ thuật cho các y học khác.
Đây là phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ.
Tùy vào mục đích, vụ trí cần kiểm tra sẽ có những yêu cầu chuẩn bị khác nhau. Một số loại siêu âm không cần chuẩn bị trước nhưng có một số loại người bệnh cần kiêng một số thực phẩm, nước uống hoặc nhịn tiểu vài giờ trước khi thực hiện. Ví như khảo sát bệnh túi mật thì người bệnh cần nhịn ăn trước khi siêu âm.
Bên cạnh đó, người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi vì có thể sẽ phải cởi bỏ quần áo khi thực hiện dịch vụ.
Thông thường, Siêu âm được thực hiện theo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Sau khi người bệnh chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ bôi gel đặc dụng lên vùng cần khảo sát. Đây là loại gel có tác dụng giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da người bệnh.
Bước 2: Bác sĩ sử dụng đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm tì sát vào da bệnh nhân và quét trên những vùng cơ thể cần khám. Quy trình thực hiện vô cùng nhẹ nhàng người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu.
Bước 3: Kết thúc quá trình, bác sĩ lau sạch chất gel ban đầu và người bệnh ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Siêu âm là giải pháp thông dụng hiện nay giúp thăm khám hầu hết các bệnh lý như: u, viêm, dị dạng…tại các vị trí như ổ bụng, tiểu khung, gan, mật, thận…
Đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với siêu âm 3D, 4D, các bác sĩ có thể đánh giá được đa số các dị tật về hình thái của thai.
Đánh giá được chính xác mức độ tràn dịch của màng phổi, màng ngoài tim…
Đánh giá khá chính xác kích thước và vị trí của sỏi trong chẩn đoán sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu đạo.
Tùy theo chất lượng máy và khả năng của bác sĩ có thể giúp người bệnh được chẩn đoán nhanh chóng.